Để chiếc cặp lớp một vừa vặn trên vai con

Mitsuko Tateishi
68,000₫

Giá gốc: 85,000₫

[ThaiHaBooks] Chắc chúng ta vẫn thường nghe nói: Hãy cho trẻ bắt đầu sớm phân biệt được chữ L và R trong tiếng Anh, hay làm sao để trẻ có được khả năng cảm âm tuyệt đối. Cũng có người cho rằng nếu để trẻ mang giày trượt băng từ trước khi biết đi, thì trẻ sẽ có thể trượt trên băng như đang bước đi vậy.

Cũng giống như ở các nước khác, muốn đạt được huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic, cần phát hiện ra các tài năng từ sớm để đưa vào “huấn luyện đặc biệt”.

Vậy là thời kỳ thích hợp nhất để bắt đầu những việc này là “từ rất sớm”.  Thế còn việc đọc, viết và tính toán thì nên bắt đầu từ lúc nào? Từ lúc trẻ “sẵn sàng”, tức là trẻ đã phát triển tinh thần và thể chất đủ để học tập và trải nghiệm. Nếu không “sẵn sàng”, trẻ sẽ không thể phát triển được khả năng học tập của bản thân. Chính vì thế, không phải cứ cho con học trước chương trình lớp 1 là tốt.

Dù bố mẹ có bắt con phải sớm bắt đầu đọc hiểu những đoạn văn dài, viết nhật kí hay giải các bài tính toán đi chăng nữa, thì sau khi nhập học, con cũng không tiến triển gì thêm. Việc bắt một đứa trẻ 1 tuổi cầm bút chì luyện viết các chữ cái, hay giải các bài tính toán là không cần thiết. Ngược lại, việc để đứa trẻ 3 tuổi trải nghiệm việc đọc, viết hay tập đếm lại là cần thiết.

Những bà mẹ nào quan tâm tới cuốn sách này ắt hẳn là những bà mẹ luôn có cảm giác nôn nóng: “Trước khi vào lớp 1, con mình phải làm được điều gì đó ‘sớm hơn’ những đứa trẻ khác mới được” phải không?

Tuy nhiên, có bắt ép trẻ học nhiều thế nào cũng là vô ích. Mitsuko Tateishi dã nhận ra rằng rất nhiều đứa trẻ bị học nhồi nhét từ khi còn nhỏ, nhưng sau khi vào lớp 1 thì chững lại, không tiến bộ gì mấy. Ngược lại, những đứa trẻ chỉ học điều cần thiết, tối thiểu lại có học lực cao về sau.

Vậy bố mẹ cứ “để mặc” trẻ vào lớp 1 thì được không? Chắc chắn là không rồi.

Trong cuốn Chào lớp 1 - Những điều cha mẹ không nên làm trước khi con vào tiểu học, tác giả cũng đã có viết, nhất định phải làm thế nào để trẻ có được nền tảng đọc, viết và làm các phép tính ngay từ độ tuổi mẫu giáo để chuẩn bị bước vào tiểu học. Vấn đề ở đây là cách thực hiện sẽ như thế nào?

Trong cuốn sách này tác giả sẽ viết cụ thể những điều bố mẹ nên hay không nên làm trong khi đồng hành cùng con học đọc, viết và làm toán ở trường mẫu giáo, học các môn ngoại khoá, năng khiếu cũng như thi cử.

 

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương 1: “Chính sách” của bố mẹ

Chương 2: Đọc ehon cho con

Chương 3: Dạy con làm toán

Chương 4: Trường mẫu giáo của con

Chương 5: Các môn học ngoại khóa, môn năng khiếu

Chương 6: Chuyện thi cử (thi vào lớp 1)

Lời kết

Thông tin tác giả:

Là Chủ tịch của Power Kids Co., Ltd, đồng thời là nhà sáng lập trung tâm ngoại khóa Empitsu Land.

Sinh ra tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Sau khi nhận bằng giáo viên cấp mẫu giáo, tiểu học và hỗ trợ đặc biệt, bà đã tham gia dạy Hán tự cho các trường mầm non và mẫu giáo trên toàn quốc dưới sự giúp đỡ của cố Giáo sư Isao Ishii.

Năm 1995, bà thành lập Power Kids Co., Ltd, chịu trách nhiệm về việc giảng dạy các lớp học ngoại khóa của trung tâm Empitsu Land tại 300 trường mầm non, mẫu giáo với hơn 7.000 học sinh mỗi năm. 

Trích đoạn sách:

Bố mẹ không đọc sách
Có những ông bố không hề có thói quen đọc sách báo, bật máy tính hay ti-vi suốt từ lúc ăn cơm đến khi đi ngủ. Nếu có đọc báo thì cũng là “Bố sẽ đọc tin tức ở trên internet”. Trong môi trường như vậy, phụ huynh không thể nào nói được với con: “Bố mẹ muốn con yêu đọc sách”.

Xung quanh trẻ không có tấm gương tốt nào thì trẻ sẽ không hình thành thói quen đọc sách được. Bởi vì trẻ trưởng thành qua những lần bắt chước bố mẹ mình. Chỉ cần 10 phút thôi cũng được, trong gia đình, hãy quy định một giờ cụ thể để đọc sách. Trong suốt thời gian đó, phải tắt hết cả ti-vi lẫn máy tính. Nhờ vậy trẻ mới có thể ham đọc sách được.

Nghĩ rằng việc đọc sách và học lực không liên quan đến nhau

Tôi sẽ nói thẳng thế này: “Đứa trẻ không đọc sách là đứa trẻ không có khả năng học tập”. Độ chênh lệch về vốn từ vựng giữa những đứa trẻ lên 3 là vào khoảng 500 từ. Nếu chỉ có chừng này thì e là không thấy rõ độ chênh lệch. Thế nhưng, khi lên 5 tuổi, độ chênh lệch này có thể lên đến 1.000 từ. Vậy bố mẹ của những đứa trẻ có vốn từ vựng nhiều có phải là những người nói nhiều hay không? Không phải vậy. Những đứa trẻ có vốn từ vựng phong phú là những đứa trẻ được người lớn đọc nhiều sách Ehon cho nghe. Trẻ biết đến nhiều trạng từ, tính từ, ví dụ như “đột nhiên”, “đẹp đẽ”. Hơn thế nữa, nếu đọc sách Ehon cho trẻ nghe từ khi còn nhỏ thì trẻ sẽ ham thích đọc sách khi lớn lên.

Những đứa trẻ ghét đọc sách thì một ngày sẽ chìm đắm trong game từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ, nhưng nếu là đứa thích đọc sách thì thời gian chơi game hay dùng internet chỉ ở mức khoảng 30 phút. Không những thế, khi trở thành học sinh tiểu học, nếu trẻ tự mình đọc sách được rồi thì cứ đà đó sẽ đọc ngày càng nhiều hơn nữa.

Nhờ đọc sách, trẻ được tiếp xúc với nhiều đoạn văn, nhiều cách biểu đạt ngôn ngữ mà trong sách Ehon không có, từ đó tích luỹ vốn từ vựng phong phú hơn. Một học sinh tiểu học lớp 6, nếu một tháng đọc 30 đến 80 cuốn sách, nghĩa là mỗi ngày đọc một đến hai cuốn thì vốn từ vựng sẽ lên tới 37.000 từ. Ngược lại, đứa trẻ chỉ đọc một tháng một cuốn thì vốn từ vựng chỉ dừng lại ở mức 8.000 từ. Đứa trẻ có vốn từ vựng phong phú sẽ có thể nắm bắt được những điều thầy cô giáo nói, ngược lại nếu trẻ có vốn từ hạn hẹp thì sẽ khó tiếp thu kiến thức hơn.

Ngoài ra, những đứa trẻ ham đọc sách có tốc độ đọc nhanh, trong mỗi giây có thể đọc được từ 20 đến 25 từ đơn, còn những đứa trẻ không hề có thói quen đọc sách thì chỉ có thể đọc được từ 2 đến 5 từ đơn trong 1 giây. Hơn thế nữa, những đứa trẻ không có thói quen đọc sách thì sẽ ít tập trung vào những gì đã đọc và cứ đọc là buồn ngủ. Tất cả các sách giáo khoa đều yêu cầu phải đọc trước tiên. Đến đây thì quý vị đã hiểu vì sao trẻ ham đọc sách có học lực cao, còn trẻ không có thói quen đọc sách thì học lực lại thấp rồi phải không?

Không cho con trải nghiệm trước

Tuyệt đối không được để cho bé bị mất căn bản các phép tính trong ba tháng đầu mới nhập học lớp 1. Các phép tính được học ở lớp 1, 2, 3 là phép cộng, trừ, nhân, chia, tính giờ (xem đồng hồ), tiền, chiều dài, ba kích thước của hình hộp, khối lượng.

Trong tương lai, cho dù các bé có làm nghề gì, hay có ở nhà làm nội trợ đi chăng nữa thì đây vẫn là những phép tính chắc chắn cần phải biết để tồn tại. Các phép tính được học ở lớp 4 trở về sau như các bài toán chuyển động, bài toán trồng cây, góc độ, v.v., thì dù không biết vẫn không gây trở ngại gì trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày; nhưng việc không biết các phép tính được học từ lớp 3 trở về trước sẽ gây trở ngại đến khả năng tự lập của mỗi người.

Ngay tại các trường chuyên biệt dạy trẻ em chậm phát triển, mục tiêu của việc dạy học cũng là làm thế nào để các em có thể nắm bắt được các phép tính đến hết chương trình lớp 3. Làm vậy nhằm chuẩn bị cho sự tự lập của các em sau khi không còn cha mẹ ở bên.


Vào lớp 1, mỗi ngày các bé được dạy nhiều điều mới mẻ. Có những bé nhớ ngay, nhưng cũng có những bé dù có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần cũng không thể nhớ nổi chút gì. Vậy kết cục, sự khác nhau đó là do đâu?

Chúng ta vẫn nghe nói đến từ “trải nghiệm trước”. Trải nghiệm trước nghĩa là trước khi học qua sách vở, giấy tờ, bé sẽ được trải nghiệm, thực hành trước ở thực tế.

Ngay từ khi còn nhỏ, chưa vào cấp một, việc bé có được trải nghiệm trước hay không, nhiều hay ít sẽ thay đổi khả năng phát triển của bé khi bắt đầu đi học ở trường. Những đứa trẻ hiểu ngay lập tức là những đứa trẻ có sự trải nghiệm phong phú.

Trải nghiệm trước là trải nghiệm thực tế trong đời sống, là môi trường giáo dục gia đình mà trẻ đang sống. Năng lực tính toán của trẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều bởi chính môi trường gia đình này.

Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm mới nhất