Hạnh phúc tùy cách nhìn

Thích Viên Ngộ

Hết hàng: Hết hàng

[ThaiHaBooks] Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn là tập sách được kết tập từ những bài viết đã đăng tải trong chuyên mục Phật học của tuần báo Giác Ngộ. Các bài viết này, phần nhiều đều có trích dẫn một số đoạn kinh trong kinh tạng Nikàya và A-hàm.

Nội dung tập sách này, người viết trình bày dựa trên giáo lí căn bản cùng với sự tu niệm của tự thân, ngõ hầu giúp cho những người bước đầu học đạo dễ dàng tiếp nhận hành trì, nhằm chuyển hóa phần nào những bế tắc khổ đau vốn dĩ xảy ra trong đời sống thường nhật. Tuy cái nhìn về Chánh pháp chưa được sâu rộng, nhưng với tâm nguyện “hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh”, người viết vận dụng hết khả năng tu tập quán chiếu của chính mình, nhằm đóng góp phần nào vào sự nghiệp hoằng pháp mà chư Tổ và các bậc thầy đã và đang thực hiện.

Thiết nghĩ, sống trong cuộc đời này dù bất cứ hạng người nào cũng đều có thể gặp phải những khó khăn trắc trở xảy ra, dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, hạnh phúc hay khổ đau cũng còn tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi con người. Nếu trong mỗi giây phút hiện tại chúng ta sống có chánh niệm tỉnh thức, thì khi tiếp xúc với mọi hoàn cảnh dù ngang trái đến mấy chăng nữa, ta vẫn giữ được thái độ an bình và tự tại.

Dù đã lưu tâm, suy nghiệm để tác phẩm này ra đời đem lại lợi ích an vui cho người đọc, nhưng với khả năng hạn chế của tự thân, người viết chỉ chia sẻ một số khía cạnh trong đời sống thường nhật, chưa trình bày hết những ý nghĩa thâm sâu trong các đoạn kinh đã được trích dẫn. Ngưỡng mong chư tôn đức và quý bạn đọc hoan hỷ bổ khuyết thêm.

Hòa thượng Viên Minh, tổ đình Bửu Long, TP Hồ Chí Minh nhận xét: “Mấy lần gặp thầy Viên Ngộ tôi hoan hỷ thấy thầy quan tâm tham vấn pháp học, pháp hành một cách cặn kẻ, và hoan hỷ hơn nữa khi đọc cuốn “Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn” do thầy biên soạn để chia sẻ sự thấy biết đạo lý nhà Phật của mình với những người đồng đạo.

Những điều thầy viết xuất phát từ tư duy và trải nghiệm của chính mình trong đời sống thực tiễn hơn là chỉ “y kinh diễn nghĩa” như những vị Tăng có học thức khác. Chân lý không dành riêng cho chư Tăng Ni trong các tu viện hay thiền viện, cũng không phải độc quyền của một số vị đạo sư nổi tiếng nào. Chân lý luôn thiết thực hiện tại (sanditthiko) cho những ai ít bụi trong mắt có thể thấy ra bất cứ ở đâu và lúc nào. Chân lý cũng không bị đóng khung trong những quan niệm, công thức, phương pháp, hay tông môn nào, cho nên đức Phật chỉ làm một việc duy nhất để cống hiến cho nhân loại là khai thị sự thật (Svàkhàto Bhagavatà Dhammo), còn giác ngộ hay không thì mỗi người phải tự mình trải nghiệm, chiêm nghiệm, thể nghiệm để khám phá và chứng nghiệm sự thật ngay nơi thực tại đời sống của chính mình. Chân lý là sự thật tuyệt đối hoàn hảo trong chính nó, còn sự vận dụng thành phương pháp chỉ là phương tiện tương đối và bất toàn, cho nên cái khó là người vận dụng chân lý phải tự mình chứng nghiệm và suốt thông chân lý để có thể tùy cơ ứng biến mà không rơi vào công thức, khuôn định hay mẫu mực lỗi thời. Chân lý thì muôn đời vẫn thế, nhưng sự vận dụng thì luôn biến hóa vô cùng, nên không bao giờ dừng lại ở kết luận hay khẳng định nào mới có thể tùy duyên thuận pháp giữa cuộc đời đầy vô thường biến đổi.

Mỗi người xử lý tình huống một cách khác nhau tùy theo trình độ căn cơ, hoàn cảnh và nghiệp mệnh của họ, người giác ngộ chỉ chia sẻ bằng cách gợi ý giúp họ thấy ra hướng đúng để họ tự học bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi qua tình huống đặc thù của họ chứ không đưa ra một giải pháp nào nhất định để họ phải theo. Giống như em học sinh lớp nào thì giải bài toán của mình theo trình độ lớp đó chứ thầy giáo không giải giúp em bài toán theo kinh nghiệm và học lực của riêng thầy. Tất nhiên khi học lên cao hơn em sẽ có cách giải bài toán ấy tốt hơn, cũng như trên đường tu học mỗi hành giả sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình ngày càng đúng tốt hơn chứ không cần phải áp dụng một mẫu lý tưởng nào cho cái đúng, bởi vì cái đúng lý tưởng đôi khi vẫn là cái sai so với cái đúng thực tế trong vị trí và thời gian nhất định của nó.

Tôi mong rằng những gợi ý chân thành của thầy Viên Ngộ sẽ là những thí dụ điển hình có thể giúp cho nhiều Phật tử nhận ra cách xử lý tình huống riêng của mình trong cuộc sống chân không diệu hữu này.”

Mục lục

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Thấy rõ khổ để bớt khổ

Hạnh phúc tùy cách nhìn

Đôi bàn tay khéo léo

Cái đẹp thủa ban đầu

Biết chấp nhận nhau là hạnh phúc

Hoa và Rác

Hơi thở trị liệu thân tâm

Hạnh phúc đang biểu hiện

Lời mẹ dạy

Lòng biết ơn

Mùa xuân đang hiện hữu

Nghệ thuật uống trà

Lắng nghe để xây dựng hạnh phúc

Chuyển hóa để trở thành người con hiếu thảo

Nhìn lại để thương

Nương tựa chánh Pháp

Tâm sự với người mới xuất gia

Tình nghĩa thầy trò

Tuệ giác biểu hiện

Nghe sâu, hiểu thấu, thương nhiều

Thành tâm sám hối

Quy y Tam Bảo

Không có thời giờ để tu tập

Thấy rõ cái ta ảo tưởng

Thơ

Thông tin tác giả:

Đại Đức Thích Viên Ngộ, Chùa Phước Viên, QL 1A, Khu Phố 5, Phường Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Đại Đức Thích Viên Ngộ là người biên soạn cuốn sách “Hạnh phúc tùy cách nhìn”. Đồng thời, thầy cũng là giảng sư của rất nhiều các buổi Pháp thoại chia sẻ về hạnh phúc và hạnh phúc theo cách nhìn của Phật Giáo như: LÒNG BIẾT ƠN, giảng tại Nhà hàng chay Tâm Trà – Q.Hai Bà Trưng. SỐNG TỬ TẾ VỚI NHAU, giảng tại HaNoi vegan, Q.Đống Đa. GIÁO DỤC SỚM ĐỂ ĐƯỢC HẠNH PHÚC QUA CÁI NHÌN CỦA PHẬT GIÁO, giảng tại hội trường IDT, tòa nhà Charmvit – Q.Cầu Giấy…

Thông tin sách:
Tên sáchHạnh phúc tùy cách nhìn
Tác giảThích Viên Ngộ
Số trang280 trang
NXBNXB Lao Động
Khổ giấy13 x 20,5 cm


Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm mới nhất