Cha mẹ ái kỷ: Cách để nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, khoẻ mạnh và kiên cường

104,250₫

Giá gốc: 139,000₫

[ThaiHaBooks] Là cha là mẹ, bạn luôn thiết tha mong muốn mình có thể nuôi dạy những đứa trẻ để chúng trở nên hạnh phúc, khỏe mạnh, tự tin và kiên cường. Tuy nhiên, giờ bạn phát hiện ra trong gia đình mình, chồng/vợ bạn thực sự chỉ biết quan tâm đến bản thân họ, thường tỏ ra tiêu cực, ầm ĩ, ồn ào, thù địch, gây rối và quá sức chịu đựng. Chồng/vợ bạn dường như lúc nào cũng ở trong một thế giới khác – hơi chút là bực mình vì những thứ hết sức bình thường, vặt vãnh, thường xuyên đòi hỏi vô lý, lúc nào cũng bất mãn với vợ con và luôn luôn thay đổi các quy tắc. Mới phút trước mọi chuyện còn bình thường, vui vẻ, xoẹt một cái, mọi thứ đã rối beng, dường như chẳng vì một lý do rõ ràng nào.

Bạn liên tục thấy cả hai đang đối đầu với nhau. Chồng/vợ bạn dường như đã trở thành một con người khác so với người bạn lần đầu gặp. Mối quan hệ của các bạn trước đây hạnh phúc, nồng nàn và đầy hứa hẹn bao nhiêu thì giờ đây, khi hai người cùng nhau chăm sóc con cái, lại trở nên xa lạ bấy nhiêu, tới nỗi đôi khi bạn sợ rằng mình sẽ bị mất trí. Bạn không biết liệu mối quan hệ của mình có được bền lâu hay không cho dù bạn đã và đang cố gắng hết sức để vun vén cho nó.

Cuộc sống gia đình sẽ rất khác khi bạn đời của bạn có kiểu tính cách ái kỷ hoặc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Những cách nuôi dạy con cái hay mối quan hệ vợ chồng thông thường sẽ không còn phù hợp với tình huống của bạn nữa. Bạn nghĩ bạn sẽ kề vai sát cánh với cha/mẹ của con bạn đến trọn đời, nhưng đột nhiên họ lại đi chệch hướng hoàn toàn. Lời nói và hành động của họ không như những gì bạn kỳ vọng hoặc đồng tình. Xung đột cứ như thể từ trên trời rơi xuống và diễn ra quá thường xuyên mà chẳng bao giờ được giải quyết triệt để. Chúng gay gắt đến mức đầy kịch tính, chúng ném toàn bộ gia đình bạn vào một cái lò căng thẳng cực độ. Bạn đã nghe các chuyên gia nói rằng cha mẹ cần ngồi lại để giải quyết những khúc mắc với nhau, cần sát cánh bên nhau, thể hiện mình “cùng hội cùng thuyền” nhưng bạn cảm tưởng như điều ấy gần như là không thể. Có vẻ như chồng/vợ bạn có cảm xúc rất thất thường, bạn luôn ở trong trạng thái bối rối không biết nên đồng tình với họ hay can thiệp để bảo vệ con cái.

Cha mẹ ái kỷ sẽ cho bạn một kiểu chiến lược nuôi dạy con cái rất khác cho tình huống cũng rất không bình thường của bạn. Cuốn sách này ra đời là để giúp bạn hiểu được những việc bạn có thể làm để giúp con mình phát triển mặc cho gia đình của bạn có không được như mong đợi chăng nữa. Chúng tôi tập trung chỉ cho bạn cách phát triển bản lĩnh, lòng can đảm, tự tôn và tự trắc ẩn trong chính bạn và các con, để bạn có thể giúp chúng thành công và tỏa sáng thành những người độc đáo và đặc biệt mà chúng vốn sinh ra để trở thành. Chúng tôi muốn giúp bạn để mắt đến sự phát triển và nhu cầu của các con thay vì lúng túng và lạc hướng, bỏ bê con cái để loay hoay chăm sóc người bạn đời kia. Cuốn sách này kê cho bạn một thang thuốc cảm xúc, chỉ cho bạn thấy cách dạy con cái đối phó với một tình huống gia đình khó khăn như thế này và vẫn phát triển thành một con người khỏe mạnh, tài năng và yêu đời, đồng thời giúp bạn đứng vững và tràn trề sức khỏe cảm xúc.

Mục lục:

Lưu ý của tác giả

Giới thiệu

Phần 1. Khi bạn đời là người ái kỷ hoặc rối loạn nhân cách ranh giới

Chương 1. Cha mẹ ích kỷ

Chương 2. Gia đình ái kỷ trong mắt trẻ

Chương 3. Gia đình ái kỷ trong mắt bạn

Chương 4. Hệ gia đình ái kỷ

Phần 2. Rèn luyện bản lĩnh kiên cường

Chương 5. Cha mẹ kiên cường, con cái kiên cường

Chương 6. Thay đổi hướng đi

Chương 7. Rèn bản lĩnh kiên cường cho chính bạn

Chương 8. Tự trắc ẩn

Chương 9. Tạo ra không gian phát triển

Chương 10. Nuôi dạy con kiểu phản hồi

Chương 11. Giúp trẻ phát triển lòng tự trắc ẩn

Chương 12. Giúp trẻ có cuộc sống riêng

Phần 3. Việc nuôi dạy con sẽ không còn như trước

Chương 13. Nên nói gì

Chương 14. Không nên nói và làm gì?

Chương 15. Phản hồi trước những điều có thể gây nguy hiểm cho cơ thể và cảm xúc

Chương 16. Đánh giá tình huống của bạn

Chương 17. Nuôi dạy con dưới một mái nhà

cùng người bạn đời ái kỷ

Chương 18. Nuôi con sau khi ly hôn

Chương 19. Là một người cha, người mẹ vừa đủ tốt

Chương 20. Lời bạt

Phụ lục A. Từ vựng chỉ cảm xúc

Phụ lục B. Gợi ý giao tiếp

Phụ lục C. Sách gợi ý đọc

Chú thích

Tài liệu tham khảo

Thông tin tác giả:

Margalis Fjelsted: Tiến sĩ, Chuyên gia tư vấn hôn nhân và gia đình, là một nhà trị liệu hơn 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc những người bị tác động tiêu cực bởi một thành viên mắc chứng ái kỷ hoặc rối loạn nhân cách ranh giới trong gia đình. Bà là tác giả của cuốn sách Stop caretaking the borderline or narcissist: how to end the drama and get on with life and healing from a narcissistic relationship: a caretake’s guide to recovery, empowerment and transformation (Tạm dịch: Dừng lo lắng cho người rối loạn nhân cách ranh giới hoặc ái kỷ: cách chấm dứt tấn kịch gia đình và sống tiếp cuộc đời mình, chữa lành mối quan hệ ái kỷ: hướng dẫn cho người chăm sóc gia đình phục hồi, tìm lại sức mạnh và chuyển hoá). Mục tiêu của bà là giúp các gia đình bị tác động bởi những rối loạn nhân cách này có cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ khoắn hơn.

Jean McBride, thạc sĩ, nhà tư vấn hôn nhân và gia đình. Trong 30 năm qua, bà đã làm việc với nhiều cá nhân và gia đình đang ly hôn, nuôi dạy con sau ly hôn và tái kết hôn. Bà đã phát triển một chương trình giáo dục và dạy các lớp học nuôi dạy con theo phán quyết của toà án cho hơn 20.000 cặp cha mẹ đang ly hôn. Tác phẩm đã xuất bản của bà gồm: Encouraging words for new stepmothers (Tạm dịch: Những lời động viên cho những bà mẹ kể) và Talking to children about divorce (Tạm dịch: Nói với con về ly hôn).

Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm mới nhất