Chọn Một Con Đường

49,600₫

Giá gốc: 62,000₫

  • Tags:

[ThaiHaBooks] “Chọn một con đường” cuốn sách của Thượng tọa Thích Giác Viên gửi đến quý Phật tử, quý đại chúng nhân ngày Tiếp nối của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thượng tọa Giác Viên được Sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh truyền đăng năm 1996 trong địa giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng như sau:

Giác tính sang giàu mỗi phút giây

Viên đăng thắp sáng cả đêm ngày

Sen hồng tịnh độ trong tay nắm

Thanh nhàn ngày tháng bạch vân bay

---

Theo dõi hơi thở, vào biết vào, ra biết ra, là chánh niệm có mặt. Lúc đi, mình để ý thở vào bước được bao nhiêu bước, thở ra bước được bao nhiêu bước. Thở tự nhiên, không điều khiển hơi thở cố làm cho nó dài ra hay ngắn lại. Đây là thực tập kết hợp hơi thở với bước chân. Có người còn cảm được sự xúc chạm giữa bàn chân và mặt đất. Bước trên đất cát khác với bước trên sỏi, sạn... Nhưng có người thấy nhiều thứ quá nên lúng túng hay căng thẳng, thì chỉ chọn một đối tượng là sự xúc chạm của bàn chân với mặt đất mà thôi, là đi thì biết mình đi, thong thả, buông thư, biết rõ. Thực tập cách này, người ta gọi là để tâm ở bàn chân. Bàn chân đang xúc chạm mặt đất, tâm biết sự xúc chạm là cái đang xảy ra, thực tập này gọi là chánh niệm tiếp xúc với cái hiện tại đang có.

 

Có những việc làm đòi hỏi sự an toàn cao, như lái xe, bưng nồi nước sôi..., nếu chưa quen thực tập, thì nên chọn một đối tượng trong lúc làm việc ấy như quan sát không gian trước mặt mà thôi. Tuy vậy, thực tế mà nhìn, thì một lúc thường có rất nhiều đối tượng xuất hiện và ta cần tiếp xúc để hành động thích ứng. Do vậy, những lúc đang ở hoàn cảnh dễ thực tập, như ngồi trên xe đang chạy, ta khỏi phải chú ý gì đặc biệt, thì ta theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra rõ ràng, và nhìn cây cảnh trước mặt. Nhìn được gì thì tuỳ, cứ theo dõi hơi thở cho sâu sắc, thảnh thơi. Hằng ngày có rất nhiều cơ hội ta có được may mắn này, thì nên tập thở như thế.

 

Lâu ngày quen, thở giỏi rồi thì trong đời sống khi đối diện với nhiều đối tượng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, ta nhờ theo dõi hơi thở mà thưởng thức được sự quý giá, đẹp đẽ của các đối tượng ấy, đồng thời biết cách ứng xử thích hợp để luôn có an toàn, hạnh phúc, tự chủ, tự do. Nhất là những lúc phải đối diện với tình huống khó khăn, như nỗi khổ niềm vui quá lớn (cảm thọ), cơn giận bộc phát như núi lửa (tâm hành) hay tiếng sét ái tình (nhận thức, tri giác) thì nhờ thuần thục hơi thở chánh niệm, ta có đủ năng lượng mà ứng xử trầm tĩnh, có chủ quyền trong giây phút hiện tại, không bị đối tượng nhấn chìm xuống hay thổi tung lên. Vì hơi thở có đó cho ta suốt ngày đêm, cho nên thở để có chánh niệm, biết đang thở vào hay đang thở ra là một thực tập rất cần thiết.

 

Hơi thở là duyên khởi, vô thường, vô ngã. Chánh niệm là duyên khởi, vô thường, vô ngã. Tác động để chánh niệm tiếp xúc với hơi thở bằng ý thức biết đang thở vào hay đang thở ra là chúng ta đang thực tập duyên khởi, vô ngã, vô thường. Lúc đủ duyên, ta thấy được tự tánh vô thường, vô ngã trong mọi sinh hoạt, tức là thấy Bụt. Nếu vắng chánh niệm, thì ta không có cơ hội để thấy duyên khởi nơi hơi thở, là không có cơ hội gặp Bụt, dù Bụt luôn có trong thân tâm mình.

 

Ta chỉ thấy Bụt khi chánh niệm và hơi thở không có tách hai. Tách hai là tâm một nẻo, hơi thở một nơi. Hơi thở (thân) và chánh niệm là sự biết rõ ta đang thở vào hay đang thở ra (tâm) trở thành một khối, gọi là thân tâm nhất như, chủ thể (tâm chánh niệm) và đối tượng (hơi thở) là một. Chủ thể là đối tượng, nội dung này gọi là sống thiền, là hiểu biết thương yêu bản thân, gia đình, xã hội, muôn loài. Đây là nếp sống mà Đức Thế Tôn kỳ vọng ở chúng ta giữa cuộc đời này.

 

Sống một mình: nếp sống có niệm, định, tuệ sâu sắc, không có ý niệm vẩn vơ xen vào. Đó là người giải thoát tự do.

 

SUY NGHĨ

Suy nghĩ là cái cần để làm người. Có lẽ chúng ta cùng học cách sử dụng nó.

 

  1. Có suy nghĩ mất quá nhiều sức (năng lượng) đưa đến bệnh hoạn, nan y điên loạn, hiếu sát và tự sát. Bạo động, hận thù, xa cách, cô đơn tăng trưởng còn hơn ác thú.
  2. Có suy nghĩ mất ít nhiều năng lượng song được nuôi dưỡng hiểu biết, thương yêu, nhân ái, thánh thiện.
  3. Suy nghĩ như thế nào là tùy thuộc rất nhiều ở gốc rễ nhận thức, quan điểm chánh – tà, cách nhìn đúng – sai; chánh tư duy hay tà tư duy phụ thuộc vào chánh kiến hay tà kiến rất lớn.
  4. Vậy có thể cần có quan điểm, cần có cách nhìn mà không cần nhiều suy nghĩ và không cần suy nghĩ nào cả có được không?

 

Cách nhìn

 

Duyên khởi, duyên diệt: mọi cái là nhau chuyển từ dạng này (biểu hiện) qua dạng khác (ẩn tàng) mà không có ý niệm sinh ra rồi diệt mất như lưỡng tính hạt sóng của vật chất, khi thì như hạt, khi thì như sóng, khi thì biểu hiện tướng dạng như quả núi, nụ hoa, con người, con thú; khi thì biểu hiện như không khí, như làn sương. Đó là chánh kiến, là cách nhìn mà không cần tư duy dù là chánh tư duy nếu chúng ta muốn. Muốn không tư duy thì ta cần nương hơi thở vào/ra để làm phát khởi chánh niệm.

 

Thở chánh niệm là cảm được nội dung hơi thở hoạt động (tạm diễn dịch khi vào – ra, nhẹ – thô, dài – ngắn…) mà không cần tư duy dù ngôn ngữ chưa phát thành lời, còn gọi là thầm nghĩ.

Thở chánh niệm là cảm được, biết được, nhìn được hơi thở trọn vẹn, thân có tâm một trăm phần trăm mà không cần suy nghĩ. Đó là niệm thở.

Niệm thở là đạo đức tự do.

 

ĐẠO ĐỨC

 

Cuộc sống rất cần đạo đức, nhất là đạo đức thâm hậu. Song nếu như chúng ta đồng ý về nội dung suy nghĩ ở trên thì có phải khi còn suy nghĩ thì đạo đức nhuốm ít nhiều bản ngã, có – không, thường – đoạn…

 

Vậy thì có thể hiểu rằng thở chánh niệm là đạo đức tự do.

  1. Thở chánh niệm thành công đúng mức, lúc ấy thân và tâm một khối, không có suy nghĩ lúc đó là chánh kiến, là có thể đi xa hơn nữa mà đạt tuệ giác, hiểu và thương là đạo đức vắng mặt bản ngã của nhị nguyên.
  2. Nếu thở thành công mức độ vài mươi phần trăm, thì hiểu thương tương xứng trên vận hành của duyên khởi vô ngã, nên bản ngã chưa vắng mặt một trăm phần trăm, song đang đi về hướng thấy được tự tính vô ngã vô thường.
  3. Nếu thở chưa thành công bao nhiêu nhưng có tâm thao thức thực tập theo hướng này thì chấp ngã có giảm thiểu, dễ lắng nghe, học hỏi, khiêm cung và cảm thông với bao khó khăn tiêu cực của mọi giới trong xã hội, nên cùng hiến tặng, cùng dắt dìu nhau để xây dựng cuộc sống chung, giảm thiểu để từ từ đi ra khỏi hận thù, bạo động, loại trừ, chiếm hữu. Đây là hướng thống nhất nhân tâm, cũng tạo thành một xã hội an bình mà con người mong ước, không những với con người mà với môi trường cũng thế. Ý thức muôn loài là nhau, khát vọng thoát khổ bằng thở chánh niệm là cơ bản hình thành chánh định để quán chiếu cho tuệ giác thấy được tự tính vô ngã, vô thường biểu hiện, chúng được thúc đẩy với một năng lượng hết lòng mà buông thư, khiến mọi người tự xem môi trường là tim phổi của mình, của nhau, nên sự bảo vệ môi trường khả dĩ thực hiện được trong từng giây, từng phút.

 

Khi thở đạt hay đang tinh chuyên tập thở chánh niệm, là thân tâm trở thành hợp nhất hay đang từng bước trở thành hợp nhất. Đó là sự cung kính chân thành với tự thân và tha nhân, muôn loài, thì đạo đức thực chất phát khởi tăng trưởng tự nhiên nên vừa tự do vừa bền vững, tự do là vắng mặt các dục và phiền não buộc ràng. Dù thở chánh niệm có phẩm chất ở mức độ nào, thì mình ý thức rõ, nhận diện đơn thuần phẩm chất của hơi thở ấy ở mức độ đó một cách sâu sắc, thì hơi thở ấy là hơi thở thành công, là có hòa bình nội tâm lẫn ngoại cảnh, có khả năng thưởng thức trân quý cái đẹp của sự sống.

 

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

 

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Chọn một con đường

Tác giả

Thượng tọa Thích Giác Viên

Giá

62000đ

Số trang

173 trang

Khổ

13x19

Nhà xuất bản

Hà Nội

Barcode

8,935,280,904,057

 

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm mới nhất