Khí phách nữ nhân nơi công sở

Mika Brzezinski
79,200₫

Giá gốc: 99,000₫

[ThaiHaBooks] Khí phách nữ nhân nơi công sở là cuốn sách nói về hành trình tìm lại giá trị bản thân của phụ nữ. Tác giả của cuốn sách, Mika Brzezinski là một phóng viên và người dẫn chương trình nổi tiếng ở Mỹ. Khi nhận ra mức lương của người đồng cấp nam giới cao hơn mình 14 lần, cô quyết định tìm mọi cách để đấu tranh cho bình đẳng giới tại nơi công sở. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng Mika đã nhận ra giá trị của chính mình, và giành được mức lương xứng đáng với cô. Là một người dẫn chương trình truyền hình thảo luận về chính trị, Mika có cơ hội gặp gỡ nhiều chính trị gia, người nổi tiếng và các nhà lãnh đạo, quản lý huyền thoại trên khắp thế giới. Họ đưa ra những nhận định về giá trị của phụ nữ ngày nay, và chia sẻ với độc giả cách để phụ nữ có thể khẳng định bản thân tại nơi làm việc. Bạn đọc sẽ được nghe câu chuyện của những nhân vật như Sheryl Sandberg, Arianna Huffington hay Michelle Obama, từ đó hiểu thêm về phong trào nữ quyền và bình đẳng giới.

Không dừng ở đó, tác giả còn đi sâu phân tích những chiến lược đàm phán hiệu quả mà phái nữ có thể áp dụng để giành được mức lương xứng đáng. Cô còn chia sẻ với bạn đọc những khó khăn và định kiến phụ nữ phải đối mặt ở nơi công sở như việc bị đánh giá dựa trên ngoại hình, hay đi làm trở lại sau khi sinh. Với tất cả những giá trị nêu trên, Khí phách nữ nhân nơi công sở thực sự là cuốn sách dành cho phái nữ, giúp các cô gái tự tin tỏa sáng trong suốt sự nghiệp của mình, cũng như trong đời sống cá nhân và gia đình.

 

Mục lục:

Bạn gần như đã bỏ lỡ khoảnh khắc nắm bắt được giá trị của mình

CHƯƠNG 1: THÀNH, BẠI VÀ THẤU HIỂU GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN

CHƯƠNG 2: ĐỪNG TỰ CẢN ĐƯỜNG MÌNH

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA PHỤ NỮ LÀ GÌ?

CHƯƠNG 4: THÁI ĐỘ CHẤP NHẬN ĐƯỢC

CHƯƠNG 5: ĐIỀU ĐÀN ÔNG BIẾT  

CHƯƠNG 6: TẠI BÀN ĐÀM PHÁN

CHƯƠNG 7: ĐỒNG MINH VÀ KẺ THÙ

CHƯƠNG 8: LÀM MẸ

CHƯƠNG 9: VẺ NGOÀI RẤT QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 10: PHONG TRÀO #METOO NƠI CÔNG SỞ

CHƯƠNG 11: KHỞI TẠO MỘT PHONG TRÀO


Thông tin tác giả:

Mika Brzezinski là một nhà báo, tác giả nổi tiếng người Mỹ và là người dẫn chương trình Morning Joe trên kênh truyền hình MSNBC. Cô còn là giảng viên thỉnh giảng tại Học viện Harvard. Mối quan tâm chính trị của cô là bình đẳng thu nhập cho nữ giới.


Trích đoạn sách:

“Ở cuộc đối thoại đầu tiên, tôi có dịp ngồi với Valerie Jarrett, cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Obama, và chia sẻ câu chuyện của mình. Cô ấy lắng nghe và gật đầu với sự thấu hiểu.

“Chúng ta luôn là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình,” Jarrett nói. Cô hiểu chính xác cách tôi vấp ngã. “Theo một cách nào đó, phụ nữ thường hay kìm hãm sự thăng tiến của bản thân. Chúng ta nghĩ rằng luôn tồn tại một chế độ có sự phân cấp nơi những người ở trên cao ra quyết định về việc thăng chức cho ai.”

Là một phụ nữ Mỹ gốc Phi, Jarrett nói cô luôn luôn phải chấp nhận đối mặt với những khó khăn tại nơi làm việc: “Bố mẹ đã nuôi dạy tôi với suy nghĩ rằng vì tôi là con gái và da màu nên tôi phải làm việc chăm chỉ gấp đôi người khác. Họ làm điều đó mà không hề giận dữ gì cả – đó là một thực tế của cuộc sống này, chúng ta buộc phải làm quen với nó thôi. Đừng cố thay đổi, hãy làm việc chăm chỉ gấp đôi.”

Vậy ra đó là điều cô đã làm. Cô ấy làm việc chăm chỉ và giữ thái độ khiêm nhường. Nhưng Jarrett không biết rằng làm việc chăm chỉ sẽ không giúp cô ấy được thăng tiến và trả lương cao.

Tôi cảm thấy nếu tôi xứng đáng thì sếp

sẽ nhận ra là tôi xứng đáng

– VALERIE JARRETT

“Tôi được giao ngày càng nhiều việc,” Jarrett kể lại câu chuyện của mình khi còn làm trong bộ phận bất động sản của văn phòng luật tại Chicago lúc mới bắt đầu sự nghiệp. Cô nói mình đã rất may mắn khi được Lucille Dobbins, một phụ nữ, chỉ dẫn cho. “Lucille nói với tôi: ‘Cô đang làm việc nhiều hơn cả người giám sát, thậm chí hơn cả quản lý của người giám sát… Cô đáng lẽ phải lên chức phó phòng.’ Tôi đáp lại rằng: ‘Ồ, sếp của tôi biết tôi đang làm việc chăm chỉ, và ông ấy đánh giá cao kết quả của tôi.’ Cô ấy tiếp tục: ‘Cô không thể chỉ ngồi đợi những người xung quanh nhận ra công việc của mình được, cô phải biết đòi hỏi nó. Cô cần bước vào trong đó và nói với ông ta rằng cô xứng đáng với vị trí phó phòng. Và cô cũng nên bảo với ông ta rằng cô muốn là một phần trong ban quản trị, vì ông ta chưa có người phụ nữ nào trong đó cả.’”

“Điều đó có kỳ quặc với cô không?” Tôi hỏi.

“Tôi thậm chí còn thấy nó thật kinh khủng,” Jarrett trả lời. “Tôi nghĩ ông chủ sẽ làm tôi bẽ mặt và bảo tôi biến khỏi văn phòng của ông ấy.”

Nhưng Jarrett vẫn thu hết can đảm và quyết định lên tiếng. “Tôi nói: ‘Đây là công việc mà tôi đang làm, nó rất phức tạp, và tôi thực sự nghĩ mình nên được thăng chức lên phó phòng. Ông ấy nhìn thẳng vào tôi và nói: ‘Đồng ý.’”

[…]

“Có một xu hướng điển hình như sau. Một người phụ nữ bắt đầu nghĩ đến chuyện có con. Và cô ấy sẽ có bầu, nghỉ sinh, rồi đi làm lại. Phụ nữ sẽ mất ít nhất một năm rưỡi từ khi có bầu đến khi quay trở lại và thích nghi được với công việc. Nhiều khả năng họ bắt đầu nghĩ về chuyện này một năm rưỡi trước đó, thậm chí hai hay ba năm. Và khi muốn có con, người phụ nữ sẽ ngừng tìm kiếm cơ hội mới. Theo Sandberg, đến thời điểm phụ nữ có thể tập trung hoàn toàn trở lại vào công việc thì họ đã bị vượt mặt mất rồi.

“Vậy giải pháp là gì? Không có con nữa?”

Tôi hỏi. Sandberg đáp lại: “Bạn phải biết duy trì nhiệt huyết của bản thân. Lời khuyên của tôi là, khi có con, chắc chắn bạn sẽ muốn chậm lại, nhưng đừng làm thế vì điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của đứa trẻ.”

Có quá nhiều bằng chứng sống cho thấy việc có con làm giảm khả năng làm việc của bạn, nhưng tôi chân thành tin tưởng rằng việc làm mẹ giúp tôi trở thành một nhân viên có giá trị. Trên thực tế, những người phụ nữ như tôi sẽ tập trung quá mức cho công việc để chứng minh rằng việc có con không khiến chúng tôi làm việc kém hiệu quả. Nhưng chúng tôi lại đòi hỏi nhận lại ít hơn vì đã rất may mắn khi vừa có con vừa có công việc, như thể ai đó đã tặng chúng tôi một món quà khi nhân đôi khối lượng công việc của chúng tôi lên và khiến chúng tôi không thể ngủ đủ tám tiếng. Đó là điều tôi đã phải trải qua trong suốt sự nghiệp của mình. Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ phụ nữ luôn cho rằng họ không thể làm tốt cả ở công ty lẫn ở nhà – họ tự đánh giá thấp bản thân.”

[…]

“Kể cả khi phong trào nữ quyền đang phát triển và ngày càng được củng cố mạnh mẽ, ngoại hình của phụ nữ vẫn bị đánh giá dưới những tiêu chuẩn khắc nghiệt nhất, từ khuôn mặt, nụ cười, cách trang điểm, mái tóc, đôi chân và cả những bộ phận khác không thể liệt kê hết ở đây. Kể cả sau khi đã biến một chương trình tin tức trở thành “chương trình quốc dân”, tôi vẫn thấy mình bị những bất an cá nhân ám ảnh khi dành hàng giờ trước gương trong phòng tắm, cố gắng để trông bản thân có thể bằng một nửa những cô gái xinh đẹp ở trường trung học, đại học, và sau này ở phòng tin tức của địa phương lẫn đài quốc gia. Ngay cả hiện tại, khi tôi phát sóng trực tiếp trên Facebook, vẫn có vô số những bình phẩm rằng tôi xấu thế nào khi không có lớp trang điểm trên mặt. (Nếu đó là lời đánh giá tệ nhất mà người khác có thể gán cho tôi, thì tôi vẫn đang làm khá tốt đấy chứ. Tôi từ lâu đã học được rằng cả tôi và bạn đều không cần có ngoại hình siêu mẫu mới có thể vươn tay đến thành công rực rỡ.)”

[…]

“Công cụ quyền năng nhất mà bạn có thể dùng chính là bản thân mình. Câu chuyện của bạn. Đam mê của bạn, nỗi đau của bạn và khuyết điểm của bạn. Nhưng quan trọng nhất, tài năng của bạn.”

Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!



Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Khí phách nữ nhân nơi công sở

Tác giả

Mika Brzezinski

Dịch giả

Bầu Linh

Giá

99.000đ

Số trang

272

Nhà xuất bản

Công Thương

Khổ

13 x 20.5 cm

Barcode

8935280906389 – ISBN:  9786049963773

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm mới nhất