Thiền và thực: Nét bí ẩn tô vẽ sinh mệnh "đang sống"

KhácShunmyo Masuno
60,000₫

Giá gốc: 75,000₫

[ThaiHaBooks] Thời gian gần đây, có vẻ như nhiều người băn khoăn rằng, sinh hoạt mang tính Thiền rốt cuộc là gì, hoặc đưa Thiền vào sinh hoạt hằng ngày như thế nào? Tôi không biết chính xác các bạn mang ấn tượng ra sao về Thiền, nhưng đại khái, có lẽ là “đơn giản và thuần khiết” chăng?

Nấu ăn và ăn. Những hoạt động đó ẩn chứa nhiều lời dạy, thực tiễn của Thiền. Hãy thử nhìn lại một chút quá trình nấu ăn, thử một lần nữa xem xét lại cách ăn. Những việc đó chính là cách chạm đến thế giới của Thiền tự nhiên nhất. Hơn thế, trong hành động ăn uống tồn tại “bản chất” của Thiền. Cuốn sách sẽ hướng dẫn bạn cách hướng dẫn Nấu ra sao, Ăn như thế nào theo phong cách thiền, bắt đầu mỗi ngày bằng năng lượng tươi sáng bằng bữa ăn đậm chất Thiền.

Cách dùng bữa – Cách sống theo lời dạy của Thiền

  • Tâm thế và thái độ hướng về nguyên liệu nấu ăn thể hiện trong quan hệ nhân sinh
  • Dẫu là nguyên liệu nào cũng qua tay 100 người rồi mới tồn tại ở nơi đây
  • Phần rau củ cắt đi cũng có sinh mệnh của Đức Phật
  • Nấu ăn tức khiến bản thân tỏa sáng
  • Hãy coi dụng cụ nấu ăn là chính bản thân
  • Nhận bát được đưa đến bằng cả hai tay
  • Buổi sáng, nhâm nhi tách trà trong thong dong, nhàn hạ

Trích đoạn sách

Bạn từng đối diện với việc như sau chưa: khi có trong tay thực phẩm cao cấp, hiếm khi được thưởng thức, bạn sẽ ngay lập tức: “Ừm, nấu thế nào bây giờ. Phải suy nghĩ thật kỹ, nấu thế nào để khơi dậy tối đa độ tươi ngon của nguyên liệu này…” Thế là, sau khi quyết định cách chế biến, bạn chú ý từng chi tiết nhỏ, trân trọng nguyên liệu, dành trọn tâm trí vào việc chế biến. Ngược lại, khi chế biến thực phẩm chất đầy trong tủ lạnh thì sao? “Hừm, đằng nào cũng có mỗi nguyên liệu này, cứ thế xào đại đi.”

Sự việc sẽ là như vậy. Nói tóm lại, tùy vào nguyên liệu nấu ăn, “tấm lòng trân trọng” cũng đổi khác theo. Tuy nhiên, Điển tọa giáo huấn khuyên răn như sau: “Dẫu là nấu súp hay món ăn với rau cỏ đạm bạc, không được biến chuyển thành xem khinh vật liệu ấy, làm trong đại khái, mặt khác, khi nấu món ăn đặc biệt như cho sữa vào, không được biến chuyển thành hạnh phúc và vui sướng xuất phát từ sự hảo hạng ấy.”

Tức là, thái độ vui thích hay ghét bỏ tùy vào nguyên liệu tầm thường hay cao cấp. Nội dung tiếp theo viết. “Tuyệt đối không được dao động bởi tốt và xấu của sự vật, không được vì thế mà thay đổi tấm lòng của bản thân dành cho chúng, không được thay đổi lời lẽ với người khác.”

Nội dung bên dưới này thực sự là lời chỉ dạy. Cách trân trọng hay thái độ không chỉ dành cho nguyên liệu, mà còn xuất hiện trong mối quan hệ giữa những con người. Đó là điều mà Thiền sư Dōgen muốn truyền lại thế hệ sau.

Trong công việc hay đời sống cá nhân, chúng ta có vô vàn mối quan hệ với những người khác. Tùy theo đối tượng mà cách gắn kết sẽ khác nhau, tuy nhiên, trong số đó có kiểu người như thế này: Nếu đối phương là khách hàng, họ luôn tỏ thái độ khiêm nhường, không mất đi sự tôn kính; tuy nhiên, nếu đối phương là nhà cung cấp, thái độ của họ thay đổi hoàn toàn, cách dùng từ hung hăng, thái độ cũng kiêu ngạo.

Bạn có nhận thấy có người xung quanh bạn giống như vậy hay không? “Ôi, đúng thật là anh ấy (cô ấy) cũng như vậy…”? Típ người đó phản chiếu như thế nào trong con mắt bạn? Bạn có ấn tượng không thể ưa nổi họ bởi họ là kiểu người hai mặt không?

Có lẽ những người đó không ý thức về thói quen thay đổi cách dùng từ hay thái độ tùy vào đối tượng giao tiếp của bản thân, không nhận thức rằng bản thân có thái độ như vậy. Cách sống thường nhật nuôi lớn tính cách như thế. Cách sống ấy được thể hiện rõ rệt và mang tính tiêu biểu nhất qua thái độ trong ăn uống. Chẳng phải Điển tọa giáo huấn đang dạy chúng ta điều đó sao?

Mỗi ngày, khi nấu ăn, cách ta đối xử với nguyên liệu nấu ăn thay đổi tùy vào phẩm chất của chúng. Ta sẽ chế biến thật thận trọng với nguyên liệu cao cấp, và ngược lại, làm qua loa đại khái với thực phẩm rẻ tiền. Để rồi, tâm ta cũng được nuôi lớn theo cách đó. Bởi không thể ngăn tách cử chỉ, hành vi thường ngày với tâm. Kết quả là, trong mối quan hệ với những con người khác, chúng ta phân biệt đối xử tùy theo vai trò và vị thế của đối tượng.

Hãy khắc sâu trong tim điều dưới đây nhé.

Nấu ăn với tất cả tâm ý, không phân biệt nguyên liệu. Lặp lại quá trình ấy, rồi bạn sẽ gặt được thành quả. Đó là cho dù đối tượng trước mặt là ai, bạn vẫn kết nối với họ bằng tấm lòng chân thành.

Về tác giả

Shunmyo Masuno - sinh năm 1953, tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.

Ông là trụ trì chùa Kenkoji, phái Tào Động; đồng thời cũng là nhà thiết kế sân vườn, giảng viên khoa thiết kế môi trường đại học Mỹ thuật Tama. Sau khi tốt nghiệp khoa Nông nghiệp trường đại học Tamagawa, ông tu hành tại chùa Soji. Những sân vườn theo tư tưởng Thiền của ông nhận được đánh giá cao từ Nhật Bản và trên thế giới. Shunmyo Masuno là nhà thiết kế sân vườn đầu tiên nhận giải nghệ sĩ mới xuất sắc trong giải thưởng nghệ thuật của Bộ Giáo dục. Không chỉ vậy, ông còn nhận Huân chương Thập tự Cộng hòa Liên bang Đức.

Năm 2006, Masuno được chọn là một trong “100 người Nhật Bản được thế giới ngưỡng mộ” trên tạp chí Newsweek ấn bản tiếng Nhật.

Công ty CP sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Thông tin sách

Tên sách

Thiền và thực: Nét bí ẩn tô vẽ sinh mệnh “đang sống”

Tác giả

Shunmyo Masuno

Nhà xuất bản

Hà Nội

Giá bìa

75.000đ

Số trang

176 trang

Khổ giấy

13 x 20,5 cm

Barcode 

8935280910065 

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm mới nhất